Processing

DƯỢC PHẨM LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGÀNH DƯỢC

Ngày nay, các vấn đề về sức khỏe luôn là sự quan tâm hàng đầu của mọi người, từ người già đến trẻ em. Nhất là sau khi đại dịch Covid hoành hành trên khắp thế giới. Vấn đề này được quan tâm và chú ý hơn hết. Chính vì vậy, ngành y tế nói chung và ngành dược nói riêng luôn được quan tâm hơn hết. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của ngành rất quan trọng. Vậy ngành dược là gì, dược phẩm là gì và vai trò của nó như thế nào, và cơ hội nghề nghiệp của ngành hiện nay như thế nào? Hãy cùng Viecoi.vn tìm hiểu qua bài viết này nhé!
  • 31/01/2023
  •  | 
  • Lượt xem: 3161

Dược sĩ là gì?

Dược sĩ là những người làm việc trong lĩnh vực khoa học y tế. Những người này có trình độ chuyên môn về thuốc và các dược liệu. Họ đảm nhận các công việc về nghiên cứu, phát minh, bào chế ra các loại thuốc/dược phẩm trong phòng thí nghiệm hoặc có thể làm công việc bán, cấp thuốc điều trị, theo dõi quá trình điều trị bằng thuốc của bệnh nhân.

Dược sĩ là gì

Dược phẩm là gì? 

Dược phẩm hay còn được gọi là thuốc là những sản phẩm y tế được đảm bảo về mức độ an toàn, chất lượng, hiệu quả và được quy định liều lượng sử dụng theo quy định của Bộ Y Tế. Những sản phẩm này được nghiên cứu, và thử nghiệm kỹ càng trước khi được công bố và đưa đến sử dụng. 

Dược phẩm sẽ bao gồm 2 thành phần chính là thuốc y học cổ truyền và thuốc tân dược

dược phẩm

Dược phẩm là những sản phẩm được dùng với mục đích chữa bệnh, phòng bệnh, bổ sung các chức năng sinh lý của cơ thể,... Mỗi loại dược phẩm sẽ có chống chỉ định, thành phần và liều dùng riêng biệt. Dược phẩm gồm có những thành phần, nguyên liệu sản xuất thuốc, vaccine, sinh phẩm y tế, thực phẩm chức năng.

Vai trò, đặc điểm và chức năng của dược phẩm 

1. Vai trò

Từ xưa tới nay, khi nhắc đến thuốc thì chúng ta sẽ nghĩ ngay tới vai trò phòng và chữa bệnh của nó. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của xã hội, dược phẩm ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình. Nó không chỉ là sản phẩm được biết đến để phòng và chữa bệnh. Mà hiện nay nó còn được dùng để bổ sung thêm các chất cho cơ thể.

Cùng với sự phát triển của xã hội, ngành dược cũng có những phát triển vượt bậc khi đã nghiên cứu và đưa vào sử dụng những loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh hiểm nghèo, bệnh dịch.

vai trò

Vấn đề đảm bảo đủ dược phẩm chăm sóc bảo vệ sức khoẻ con người còn là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong hệ thống các tiêu chuẩn thế giới đánh giá về mức sống của một quốc gia. Việc đảm bảo thuốc chữa bệnh trong nhiều trường hợp gắn liền với việc cứu sống hoặc tử vong của con người.

2. Chức năng

Tuỳ vào thành phần của mỗi loại dược phẩm mà nó mang theo mình một chức năng khác nhau. Nhưng các dược phẩm nói chung đều măng chức năng phòng và chữa bệnh, bệnh cạnh đó, một số dược phẩm còn mang cho mình chức năng bổ sung chất như vitamin, chất xơ,...  

chức năng của dược phẩm

3. Đặc điểm

Dược phẩm cũng được xem là một sản phẩm hàng hoá. Tuy nhiên dược phẩm là một loại sản phẩm đặc biệt. Khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng của con người. Vì thế nó luôn được đảm bảo chặt chẽ về thành phần, chất lượng, quy trình sản xuất và liều lượng sử dụng và hướng dẫn sử dụng. Vì vậy, nên nó được quản lý và hỗ trợ chặt chẽ của Nhà nước, Bộ y tế, các cơ sở ngành liên quan và cơ sở nghiên cứu, sản xuất giúp cho việc phân phối, xuất nhập khẩu được đảm bảo tính nhân đạo và cân bằng xã hội.

Đặc điểm của dược phẩm

Dược phẩm có đầy đủ những thuộc tính của hàng hoá. Giá cả của dược phẩm sẽ được phụ thuộc vào cung - cầu trên thị trường và thành phần điều chế ra dược phẩm. Việc sản xuất kinh doanh dược phẩm luôn bị chi phối bởi quy luật kinh tế hàng hoá chi phối chặt chẽ các quy luật như giá trị, cạnh tranh,...

Những điều cần lưu ý khi kinh doanh dược phẩm

Kinh doanh dược phẩm được xem là một trong những ngành siêu lợi nhuận. Tuy nhiên để kinh doanh dược phẩm, bạn cần lưu ý một số vấn đề: 

  • Điều kiện kinh doanh dược phẩm: Quy định kinh doanh dược phẩm được chia thành nhiều loại như điều kiện kinh doanh thuốc y học cổ truyền, điều kiện đối với cơ sở bán lẻ quầy thuốc, tủ thuốc,... Mỗi loại hình kinh doanh đều có một quy định riêng, nếu bạn muốn kinh doanh phải tìm hiểu thật kỹ

  • Chuẩn bị các hồ sơ và tìm hiểu các thủ tục đăng ký kinh doanh dược phẩm 

  • Một trong những điều quan trọng cần lưu ý là các loiaj giấy phép, chứng chỉ hành nghề

những điều cần lưu ý khi kinh doanh dược phẩm

Công việc của nhân viên ngành dược

Theo ngành dược bạn sẽ có 2 hướng đi chính. Một là hành nghề, hai là nghiên cứu thuốc. Tuỳ vào mỗi hướng đi mà công việc của dược sĩ sẽ có sự khác nhau.

Về việc hành nghề thuốc: bạn có thể lựa chọn làm việc tại các cơ sở y tế như bệnh viện, phòng khám, trạm y tế, phòng y tế trường học,... bạn sẽ đảm nhận nhiệm vụ cấp thuốc theo đơn bác sĩ đã kê cho bệnh nhân, tư vấn cho bệnh nhân các loại thuốc có thể đi kèm, các kiêng kị khi sử dụng và liều lượng, cách dùng, thời gian dùng và các khuyến cáo khác cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, các dược sĩ có bằng chứng nhận và giấy phép kinh doanh có thể tự kinh doanh nhà thuốc. 

 Đọc thêm: Những câu hỏi thường gặp khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên bán thuốc

Công việc của nhân viên ngành dược

Về nghiên cứu thuốc: công việc bạn đảm nhận hầu hết ở trong phòng thí nghiệm. Bạn sẽ nghiên cứu về các loại virus gây bệnh và tìm cách khống chế nó bằng các cuộc thí nghiệm với dược phẩm, nhằm tạo ra một loại dược phẩm đặc trị và khống chế được virus gây bệnh một cách hiệu quả nhất. Công việc này đòi hỏi bạn phải có sự thông minh, kiên trì, quan sát và hiểu biết sâu sắc về các loại virus và các loại bệnh. Chính vì những đòi hỏi cao này mà không phải ai cũng có thể theo được.

Nghiên cứu thuốc

Những điều cần biết để trở thành một dược sĩ giỏi

1. Trình độ, bằng cấp

Để trở thành một dược sĩ trước tiên bạn phải trang bị cho bản thân những kiến thức chuyên môn tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Hầu hết ngành liên quan đến sức khoẻ và tính mạng của con người đều đòi hỏi trình độ học thức và kỹ năng rất cao. Nên vì thế những người theo ngành dược cũng không là ngoại lệ. 

Trung bình, chương trì đào tạo để có thể có bằng chứng nhận ngành này là 5 năm. Cho thấy sự khắc nghiệt và tầm quan trọng cả ngành. Để có giấy chứng nhận hành nghề tại Việt Nam, ngoài bằng dược của các trường đào tạo cấp, bạn phải có giấy chứng nhận hành nghề. Điều kiện để đăng ký chứng nhận hành nghề là có kinh nghiệm làm việc tại các cơ sở dược . Sau đó Sở Y tế sẽ cấp chứng chỉ hành nghề có giá trị 5 năm. sau đó dược phí sẽ phải gia hạn và nộp khoản phí để gia hạn tiếp tục

những điều cần để trở thành dược sĩ giỏi

2. Kỹ năng chuyên môn

Để trở thành một dược sĩ giỏi, thì việc trang bị những kỹ năng chuyên môn là một điều không thể thiếu. Một số kỹ năng chuyên môn quan trọng bạn cần trang bị: 

  • Khoa học và công nghệ dược

  • Phát minh và kê thuốc

  • Dược xã hội

  • Khả năng tư duy logic

3. Thái độ làm việc

Để trở thành một dược sĩ giỏi, bạn phải trang bị cho bản thân sự kiên trì, chăm chỉ để học tập kiến thức về dược. Trong làm việc, hầu hết thời gian 1 dược sĩ sẽ giao tiếp và trao đổi với khách hàng, nên vì thế bạn luôn phải vui vẻ, hoà đồng, nhiệt tình giúp khách hàng, bệnh nhân của bạn cảm thấy thoải mái. Từ đó hiệu quả công việc của bạn sẽ tăng.

Biết lắng nghe và tiếp thu để hiểu các vấn đề bệnh tật mà bệnh nhân chia sẻ. Quan tâm, tư vấn và hỏi thăm tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, động viên bệnh nhân. Giúp tạo thiện cảm và tin tưởng cho bệnh nhân

Bên cạnh đó, một dược sĩ giỏi là một người có tính ngăn nắp, sạch sẽ để bảo bảo quản thuốc tốt nhất, giúp thuốc không bị biến chất trong quá trình bảo quản và đưa đến người tiêu dùng.

Cơ hội nghề nghiệp với những người theo đuổi ngành dược

Ngành dược hiện nay đang phát triển một cách nhanh chóng. Ngày càng nhiều người quan tâm chú trọng đến sức khoẻ hơn nên vì thế tạo ra những cơ hội việc làm cho người theo ngành dược rất lớn. Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo, bạn có thể làm việc ở một số vị trí với mức lương hấp dẫn như:

  • Nghiên cứu thuốc và dược liệu: Đây là công việc hàng đầu trong ngành dược. Bạn sẽ được tham gia nghiên cứu, phát triển và sản xuất những loại thuốc phục vụ công tác chữa bệnh

  • Dược sĩ bán thuốc tại nhà thuốc, hiệu thuốc: Đây là công việc kinh doanh và bán thuốc cho mọi người. Bạn có thể tự kinh doanh hoặc có thể làm tại các hiệu thuốc. Tại đây bạn  sẽ bán thuốc theo đơn của bác sĩ hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc cho trưng loại bệnh. 

Việc làm lĩnh vực Dược Phẩm

cơ hội nghề nghiệp

  • Trình dược viên: Đây chính là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng thuốc và dược phẩm. Đơn vị sản xuất để mang sản phẩm đến người tiêu dùng, đơn vị phân phối chính (bệnh viện, nhà thuốc, quầy thuốc,…) thì không thể thiếu trình dược viên. 

 Đọc thêm: Y tế chăm sóc sức khoẻ - sự lựa chọn nghề nghiệp hàng đầu

Hy vọng với những chia sẻ trên của Viecoi sẽ giúp bạn có những sự lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn và có công viêc tốt hơn! 

Từ khóa:

dược phẩm y dược

Người khác đã xem

Nhiều người đọc

1

TẠI SAO PHẢI LÀM VIỆC THEO NHÓM? LỢI ÍCH CỦA LÀM VIỆC NHÓM LÀ GÌ?

Chúng ta đang ở trên một thế giới ngày càng phát triển và công việc cũng ngày càng phong phú, và đa dạng hơn. Hiện nay có rất nhiều những hoạt động tham gia theo nhóm như teambuilding, nó giúp chúng ta gần nhau và hiểu nhau hơn và tạo thành một sức mạnh lớn. Tại sao phải làm việc theo nhóm? Đây là câu hỏi của rất nhiều người khi học đang làm việc độc lập quen. Rõ ràng là khi chúng ta không biết lợi ích của làm việc theo nhóm thì chúng ta chưa thấy được những hiểu quả mà nó mang lại.


2

CÔNG VIỆC DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI THÍCH GIAO TIẾP

Chọn mục tiêu nghề nghiệp tốt có nghĩa là tìm kiếm nghề nghiệp mang đến cho bạn cơ hội thành công cao và đạt được sự hài lòng công việc. Nhưng tốt (và thành công!) ở đây  cũng có nghĩa là bạn cần những kỹ năng, sở thích cụ thể phù hợp với nhiệm vụ sự nghiệp mơ ước này.


3

THÀNH CÔNG LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI THÀNH CÔNG TRONG CUỘC SỐNG?

Đã bao giờ bạn tự đặt câu hỏi “thành công là gì? Tại sao phải thành công?”. Thành công là một con đường mà ai cũng mong muốn đạt được nó. Trên thế giới này, mỗi người đều có một bí quyết riêng để dẫn đến con đường thành công của mình. Người thì làm việc chăm chỉ để theo đuổi ước mơ, người thì cố gắng phát triển những khả năng bẩm sinh của mình để đi đến thành công. Đối với mỗi con người chúng ta, thành công được tạo nên từ chính sự nỗ lực trong cuộc sống, hay cũng như trong công việc của chúng ta.


4

KỸ NĂNG PHỤC VỤ KHÁCH HÀNG TRONG NHÀ HÀNG

Các bạn thân mến, bất cứ một ngành nghề nào cũng cần phải có những kĩ năng nhất định để đi xa hơn đối với nghề nghiệp hiện tại, đó là những điều tất yếu phải có nếu bạn muốn tồn tại trong ngành nghề đó. Đối với ngành nhà hàng cũng không ngoại lệ, cho dù bạn chỉ là một thành viên phục vụ bàn ăn trong nhà hàng thì bạn cũng cần phải có những kĩ năng để giao tiếp và phục vụ khách hàng. Vậy cách phục vụ của bạn đối với khách hàng trong nhà hàng ra sao và cần làm những gì? hãy cùng tìm hiểu nhé


5

NGÀNH GIẢI TRÍ - CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP TRONG NGÀNH GIẢI TRÍ 

Trong xu thế hội nhập với thế giới nói chung, thị trường lao động Việt Nam hiện đăng tăng trưởng mạnh mẽ của nhóm ngành dịch vụ, đặc biệt là ngành dịch vụ giải trí trong thời gian gần đây mở ra vô vàn cơ hội nghề nghiệp dành cho các bạn trẻ. Vậy, cơ hội đó là gì hãy theo dõi bài viết sau đây của Viecoi để giúp bạn hiểu thêm về ngành giải trí nhé.


6

MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP - ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP TRONG 5 NĂM TỚI

Trong môi trường việc làm cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc đặt ra mục tiêu cho tương lai là việc hết sức quan trọng. Bạn nên có sự định hướng nghề nghiệp trong 5 năm để có thể có được chiến lược ngắn hạn, giúp bạn có được mục tiêu phấn đấu hướng tới thành công


7

NHỮNG KỸ NĂNG CẦN THIẾT CHO HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH

Hướng dẫn viên du lịch đang là một trong những ngành nghề hot hit được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Bởi không chỉ là người hướng dẫn mà bạn còn được trải nghiệm những điều mới mẻ, được vi vu đó đây và khám phá nhiều vùng đất mới. Là một người hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, bạn đã trang bị đầy đủ những kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để phục vụ khách hàng của mình chưa. Hãy cũng Việc ơi tìm hiểu nhé! 


8

LÀM GÌ KHI MẤT ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP ?

Những năm học 12 và chuẩn bị thi cuối cấp và lựa chọn định hướng nghề nghiệp cho mình sau này, nhưng chắc chắn rằng các bạn đều tự chọn các ngành nghề phổ biến như kế toán, quản trị kinh doanh… mà không hề có đam mê hoặc thích thú với ngành nghề đấy hoặc có sự sắp xếp của người thân gia đình


9

CÁCH CHỌN NGHỀ PHÙ HỢP VỚI BẢN THÂN MÀ BẠN CẦN BIẾT

Hiện nay các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường thường lựa chọn ngành nghề phụ thuộc nhiều vào quy mô, danh tiếng của công ty mà quên đi các yếu tố quan trọng khác như mức độ phù hợp, văn hóa doanh nghiệp, cơ hội phát triển bản thân. Hãy tham khảo quy trình lựa chọn nghề nghiệp sau đây để có thể lựa chọn cho bản thân một ngành nghề phù hợp và có cơ hội thăng tiến trong tương lai.


10

NHỮNG KHÍA CẠNH VỀ CÔNG VIỆC ỔN ĐỊNH LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Đối với nền kinh tế - xã hội hiện nay, chắc hẳn ai cũng mong muốn tìm cho mình một công việc ổn định, với mục đích để ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, trong nền kinh tế ngày càng phát triển đa dạng, phong phú trong từng lĩnh vực ngành nghề, nhiều công ty ra đời với những mức lương hấp dẫn đầy thú vị đang chờ đợi. Thì liệu các bạn có bảo đảm giữ vững quan điểm tìm công việc ổn định cho mình, trước những cám dỗ đầy hào nhoáng như thế.


 

Gợi ý việc làm