Processing

KỸ SƯ PHẦN MỀM LÀM NHỮNG CÔNG VIỆC GÌ?

Công nghệ thông tin ngày nay đang phát triển vượt bậc, kéo theo nó là những ngành nghề liên quan tới lĩnh vực này. Và IT phần mềm là công việc đã được nhiều bạn trẻ lựa chọn bởi sự hấp dẫn, thú vị và thử thách mà công việc mang lại. Vậy chúng ta cùng đi tìm hiểu xem rốt cuộc IT phần mềm là gì? Công việc ngành IT gồm những công việc gì mà lại thu hút được nhiều giới trẻ vậy?
  • 07/04/2023
  •  | 
  • Lượt xem: 6998

Kỹ sư phần mềm là ai?

Kỹ sư phần mềm là những người có kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ lập trình, phát triển phần mềm, hệ điều hành máy tính. Ứng dụng những nguyên tắc, công nghệ trong từng giai đoạn phát triển phần mềm (Software Development Life Cycle), họ tạo ra sản phẩm phần mềm và các hệ thống khác trên máy tính. Họ sử dụng các kĩ thuật toán học, khoa học, công nghệ, thiết kế và thường phải kiểm tra, đánh giá phần mềm của mình hoặc của người khác. 

Các kỹ năng của kỹ sư phần mềm

Kỹ sư phần mềm cần nắm vững những kỹ năng, kiến thức công nghệ liên quan đến công việc của họ:

  • Viết code và lập trình (Programming & coding). Lưu ý sự khác nhau giữa hai công việc này.

  • Nền tảng của ngành khoa học máy tính.

  • Thiết kế và kiến trúc phần mềm.

  • Giải thuật và cấu trúc dữ liệu.

  • Phân tích thông tin, yêu cầu.

  • Tìm kiếm và sửa lỗi (debugging) phần mềm.

  • Kiểm thử (testing) phần mềm, đảm bảo phần mềm chạy đúng yêu cầu, được tối ưu hóa và không bị lỗi.

Ngoài ra, những kỹ năng mềm cũng quan trọng đối với các kỹ sư phần mềm:

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề và suy luận logic.

  • Làm việc nhóm và quản lý nhóm

  • Kỹ năng lập kế hoạch

  • Kỹ năng hướng dẫn, đào tạo

  • Kỹ năng giao tiếp, trình bày (presentation skill)

  • Kỹ năng quản lý dự án

  • Kỹ năng ra quyết định & quản lý rủi ro.

  • Kỹ năng của kỹ sư phần mềm

Nhiệm vụ của kỹ sư phần mềm khi làm việc với khách hàng

  • Xác định các yêu cầu của các chương trình máy tính cần phát triển.

  • Thiết kế chương trình và miêu tả nó trông như thế nào và hiểu rõ cảm nhận của người dùng cuối cùng.

  • Kết nối với các lập trình viên để viết code.

  • Kiểm tra sản phẩm cuối cùng trước khi nó được chuyển cho người dùng cuối để sử dụng.

  • Chịu trách nhiệm cung cấp các bản cập nhật phần mềm thường xuyên và kiểm tra bảo trì.

Cơ hội và mức lương kỹ sư phần mềm

Trong những năm gần đây, “độ nóng” của ngành Công Nghệ Thông Tin (CNTT) ngày càng tăng, và ngành CNTT luôn có sức hấp dẫn. Lập trình phần mềm còn được đánh giá là một trong số ít nghề có khả năng “miễn dịch” với khủng hoảng kinh tế hiện nay.

Ở một số nơi trên thế giới, số lượng kỹ sư phần mềm thực tế dự kiến ​​sẽ tăng lên tới 30% vào năm 2020, theo Computerworld. Tại Việt Nam, theo một báo cáo gần đây, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư phần mềm tăng 56% trong năm 2019 và không có dấu hiệu hạ nhiệt trong năm 2020. Báo cáo cũng cho thấy năm 2020, nhu cầu nhân lực phần mềm là 400,000 nhân sự và tăng lên 500,000 người vào 2021.

Hơn nữa, nhu cầu cao về nghề nghiệp dành cho các lập trình viên phần mềm có nghĩa là áp lực về công việc sẽ tăng lên kèm theo lương cũng tăng dành cho các kỹ sư phần mềm tương lai. Tại Việt Nam, mức lương mà các kỹ sư phần mềm nhận được cũng khá cao so với các ngành nghề khác là từ 1.000-1.500 USD/tháng. Với những người ở vị trí giám sát, mức lương từ 3.000 USD hay 4.000 USD/tháng. Ngoài ra, những kỹ sư viết chương trình phần mềm đơn giản cũng có thu nhập mỗi tháng khoảng từ 800-900 USD hay 1.200 USD.

Tuyển dụng IT phần mềm

 

Tầm quan trọng của phát triển phần mềm đối với doanh nghiệp và các chuyên gia

Phần mềm mà các công ty sử dụng để quản lý hoạt động kinh doanh của họ ngày càng trở thành một nguồn lợi thế cạnh tranh. Khả năng phân tích số lượng dữ liệu đáng kể một cách nhanh chóng và hiệu quả để cung cấp cho doanh nghiệp thông tin và hệ thống quản lý có thể tiết kiệm thời gian và giúp phát hiện các cơ hội bán hàng. Đối với một số lĩnh vực, loại phần mềm này không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh.

Ví dụ như đối với dịch vụ Tài chính. Trong ngành dịch vụ tài chính và ngành ngân hàng đầu tư, các hệ thống được yêu cầu phân tích dữ liệu một cách hiệu quả và theo thời gian để cho phép các nhà giao dịch đưa ra các quyết định quan trọng một cách nhanh chóng. Một phần mềm tốt, ổn định rõ ràng cũng là 1 nguồn lợi thế cạnh tranh, và nhiều ngân hàng thường đăng ký trọn gói từ các outsource bên ngoài cho các công ty chuyên môn về phần mềm, và ngành nghề nay tiếp tục cạnh tranh rất cao trên thị trường.

Các kỹ sư phần mềm sẽ phải làm những gì hàng ngày ?

Từ quan điểm của khách hàng, các kỹ sư phần mềm sẽ gặp gỡ khách hàng để phân tích nhu cầu của họ và hiểu chính xác phần mềm mà họ sắp tạo ra cần những yếu tố nào.

Một khi các tiêu chí được xác định, thì lập trình viên sẽ bắt đầu thiết kế phần mềm, điều này sẽ bao gồm phát triển các thành phần khác nhau của phần mềm và làm cho chúng hoạt động cùng nhau. Là một phần của quá trình này, lập trình viên sẽ tạo ra các mô hình khác nhau về cách phần mềm sẽ hoạt động và trông như thế nào.

Bên cạnh đó kỹ sư phần mềm sẽ phải kết nối với nhiều bộ phận công việc khác để phát triển sản phẩm. Một khi họ đã tạo ra được bản thiết kế ban đầu, họ sẽ chuyển qua cho bộ phận lập trình viên và bắt đầu viết code cho phần mềm hoạt động. Các kỹ sư phần mềm sẽ đồng thời phải kết nối , hiểu khách hàng và các bộ phận khách liên quan quan trọng khi cần thiết.

Trong giai đoạn cuối cùng, các lập trình viên phần mềm sẽ hỗ trợ trong quá trình khi tích hợp phần mềm vào một doanh nghiệp cụ thể. Sau đó, họ sẽ liên tục hỗ trợ và đề xuất các bản cập nhật hệ thống trong khi vẫn đảm bảo khách hàng vẫn có thể sử dụng được trong khi công việc bảo trì đang diễn ra.

Việc làm Software Developer

Những thách thức đối với một Software Developer

Các nhà kỹ sư phần mềm có thể gặp phải nhiều vấn đề và khó khăn trong công việc của họ, đây là ba trong những thách thức chính:

  • Giao tiếp: Các Software Developer là trung tâm để đảm bảo rằng các dự án được hoàn thành đúng thời hạn và yêu cầu đầu vào của một số bên liên quan. Vấn đề nảy sinh khi những người chủ chốt đấu tranh để giao tiếp hiệu quả.

  • Kỹ thuật: Các kỹ sư phần mềm sẽ có một số khả năng lập trình tuy nhiên khi ngành công nghiệp luôn thay đổi có thể là trở ngại cho các lập trình viên khi những logic, lập trình code ngày xưa có thể không phù hợp với công nghệ tương lai. Các kỹ sư phần mềm được yêu cầu sẽ phải đi trước một bước và tìm kiếm xác định các công nghệ mới nhất, thích hợp cho bất kỳ hệ thống nào.

  • Hoạt động: Cũng như vấn đề giao tiếp ở trên, việc xử lý thông tin kỹ thuật, nghĩ và tạo ra ý tưởng sáng tạo cho phần mềm mới, duy trì hoạt động, bug và gặp gỡ khách hàng để thảo luận và được sự đồng ý từ khách hàng.

Cách mà một Software Developer giải quyết các thách thức

Để có thể giải quyết được mọi thách thức, các kỹ sư phần mềm cần một loạt các kỹ năng quản lý và kỹ năng chuyên môn. Họ phải có kỹ năng giao tiếp, thương thuyết với khách hàng, kỹ năng quản lý dự án, quản lý thời gian và kỹ năng phân bổ tài nguyên nguồn lực phù hợp.

Cuối cùng, để thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần có một kiến thức nền tảng và chuyên môn tốt. Đặc biệt đối với nghề kỹ sư phần mềm thì người học cần phải trang bị những kiến thức cơ sở và chuyên ngành từ phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử đến quản lý các dự án phần mềm. Song song đó là trình độ ngoại ngữ vững vàng để có thể đọc các tài liệu tham khảo cũng như cọ xát với môi trường học thuật và làm việc quốc tế. Viecoi.vn chúc bạn thành công trên con đường sự nghiệp của mình nhé!

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT IT KHÁC

CÁC CÔNG VIỆC LẬP TRÌNH PHẦN MỀM TẠI TPHCM

Từ khóa:

IT Kỹ Sư Lĩnh Vực IT IT làm những gì? IT phần mềm kỹ sư phần mềm

Người khác đã xem

Nhiều người đọc

1

Thị trường việc làm công nghệ thông tin: Xu hướng ngành hiện nay và những lời khuyên cho người tìm việc

Hiện nay, Việc làm ngành Công nghệ thông tin không còn quá xa lại với mọi người. Ở thời đại 4.0, những việc liên quan đến máy tính đang ngày cang được chú trọng và phát triển. Cũng vì thế đã tạo cho ngành một thị trường việ làm sôi nổi với ức lương hấp dẫn và cạnh tranh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn về những xu hướng của ngành Công nghệ thông tin. Cùng ViecOi tìm hiểu nhé!


2

Những Điều Cần Biết Để Trở Thành Network Engineering Giỏi

Hiện nay, IT đang là một ngành kỹ thuật quan trọng cho sự phát triển của xã hội. Internet là những dịch vụ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Từ đó mà tầm quan trọng của Network engineering ngày càng có vai trò to lớn. Bạn cũng đang muốn tìm hiểu về lĩnh vực này nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Cơ hội việc làm và con đường phát triển sự nghiệp thế nào nếu trở thành một Network engineering? Bài viết sau đây của Viecoi sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi mà bạn đang băn khoăn.


3

10 TRANG WEB HƯỚNG DẪN VIẾT CODE TỐT NHẤT - HỌC VIẾT CODE CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Nếu bạn muốn học vài kĩ năng mới thì hãy dành thời gian tìm kiếm qua những trang web này. Bạn sẽ chắc chắn tìm được thông tin bổ ích cho bản thân. Nó sẽ mở ra cho bạn một hướng đi mới.


4

KỸ SƯ PHẦN MỀM LÀM NHỮNG CÔNG VIỆC GÌ?

Công nghệ thông tin ngày nay đang phát triển vượt bậc, kéo theo nó là những ngành nghề liên quan tới lĩnh vực này. Và IT phần mềm là công việc đã được nhiều bạn trẻ lựa chọn bởi sự hấp dẫn, thú vị và thử thách mà công việc mang lại. Vậy chúng ta cùng đi tìm hiểu xem rốt cuộc IT phần mềm là gì? Công việc ngành IT gồm những công việc gì mà lại thu hút được nhiều giới trẻ vậy?


5

LẬP TRÌNH GAME CƠ BẢN BAO GỒM NHỮNG CÔNG VIỆC GÌ?

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, Lập Trình Game đang là một trong những nghề thu hút nhất đối với các bạn IT trẻ.  Người Lập trình game, hay còn gọi là Game Developer, có phải chỉ cần “mê chơi game” là đủ không? Cũng như bao ngành nghề khác, Game Developer cũng có những câu chuyện “hậu cung” không phải ai cũng biết. Với nghề này, bạn được thỏa sức sáng tạo và có mức thu nhập tương đối cao. Hãy cùng Viecoi tìm hiểu kỹ hơn về công việc của một Lập Trình Viên nhé.


6

SYSTEM ENGINEER LÀ GÌ? CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA MỘT SYSTEM ENGINEER

System engineer là một công việc liên quan đến sự phát triển của toàn hệ thống và tất cả các khía cạnh liên quan đến nó. Tùy vào từng doanh nghiệp khác nhau mà vị trí System engineer sẽ có chức năng và vai trò khác nhau. Hãy cùng Viecoi tìm hiểu chi tiết về System engineer là gì nhé!


7

NHỮNG NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH APP NÀO THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG?

Khi bạn muốn phát triển một ứng dụng di động, bạn cần biết ngôn ngữ lập trình để xây dựng nó. Tuy nhiên, việc lựa chọn một ngôn ngữ lập trình phù hợp thì không phải là một điều dễ dàng. Lựa chọn ngôn ngữ nào thì còn tùy thuộc vào ứng dụng mà bạn đang muốn xây dựng. Đối với một số ứng dụng thì người phát triển ứng dụng có khi không cần sử dụng hết các tính năng mà một ngôn ngữ lập trình đó hỗ trợ nhưng lại có những trường hợp mà một ứng dụng lại cần được xây dựng trên nền tảng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trong bài viết này, Viecoi sẽ giúp bạn biết đến những ngôn ngữ lập trình hay được sử dụng nhất hiện nay và nhấn mạnh vào những điểm mà giúp bạn đưa ra những quyết định phù hợp nhất.


8

TESTER LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT TESTER CHUYÊN NGHIỆP

Nhắc tới công nghệ thông tin, điều đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến chính là lập trình viên, thiết kế phần mềm, quản trị, quản lý hệ thống,… Đây là những vị trí đã rất quen thuộc và phổ biến mà nhiều người biết đến. Tuy nhiên có một vị trí tiềm năng khác mà ít người để ý đó là trở thành tester  hay còn được gọi là Engineer,  đây chính là nghề kiểm tra chất lượng phần mềm. Tester sẽ là người trực tiếp kiểm tra những sản phẩm mà các lập trình viên đã làm ra. Vậy để trở thành một Tester chuyên nghiệp bạn cần làm những gì? Hãy cùng Viecoi tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.


9

XU HƯỚNG CÔNG VIỆC - NGÀNH IT

IT luôn là một nghề hot, việc làm cũng tương đối nhiều dành cho các bạn. Hiện nay tìm việc trên mạng đã trở nên quen thuộc và càng quen thuộc hơn đối vơi dân IT đã từng trải, tuy nhiên


10

CÁC LỖI THƯỜNG GẶP KHI THIẾT KẾ WEBSITE

Cùng với sự phát triển của công nghệ cũng như mạng Internet hiện nay, hàng loạt trang web không ngừng ra đời và cập nhật liên tục mỗi năm để đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Tuy nhiên,  bên cạnh những website được thiết kế hoàn hảo thì cũng có rất nhiều website có thiết kế chưa tốt khiến cho người dùng gặp khó khăn trong việc kết nối với các thương hiệu. Dưới đây là danh sách những lỗi thiết kế phổ biến nhất đối với các website mà Viecoi tổng hợp lại giúp bạn.


 

Gợi ý việc làm