Processing

PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÂN SỰ HIỆU QUẢ

Thiết lập mục tiêu hiệu quả còn giúp bạn loại trừ được những phản ứng bất lợi và làm cho nhân viên phát huy được vai trò và sự nhiệt tình trong công việc.
  • 21/03/2023
  •  | 
  • Lượt xem: 2970

Xây dựng mục tiêu cho nhân viên

Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, người quản lý hay trưởng nhóm làm việc. Cho dù bạn ở bất cứ vị trí nào, thì bạn cũng đang ở vai trò là người quản lý thực hiện việc hỗ trợ, giúp cho nhân viên xây dựng những mục tiêu của họ. Nhưng việc này không hề dễ dàng vì bạn phải tạo được sự hài hòa cho mục tiêu chung của công ty và việc hoàn thành tốt các công việc của các nhân viên.

Hãy xác định mối quan tâm của các nhân viên, xây dựng mục tiêu cho nhân viên phải dựa trên khả năng của nhân viên chứ không thể làm theo ý kiến chủ quan của cá nhân bạn vì chính nhân viên mới chính là người trực tiếp thực hiện công việc của họ. Nếu như bạn không biết được năng lực, mối quan tâm, điểm mạnh thực sự của nhân viên thì sẽ thật khó để giúp họ, có thể hoàn thành tốt công việc của mình.

Nếu không xây dựng được mục tiêu, những chỉ tiêu trong kinh doanh, kế hoạch kinh doanh cũng như những kỳ vọng của nhân viên, sẽ không thể thực hiện được mục tiêu một cách đầy đủ. Từ cơ sở những mục tiêu của nhân viên, bạn sẽ điều chỉnh lại mục tiêu kinh doanh của công ty và mục tiêu của nhân viên cho phù hợp.

Thảo luận cùng nhân viên của bạn về mục tiêu các quy định, dù là việc lớn hay nhỏ đều phải có sự thống nhất giữa người quản lý và nhân viên, hãy để nhân viên của bạn có thể đề ra mục tiêu của mình từ mục tiêu chung của công ty. Nếu bạn áp đặt mục tiêu của mình cho nhân viên thì có thể sẽ phản tác dụng vì nó làm cho nhân viên cảm thấy không thoải mái, bị gò bó. Từ mục tiêu chung của công ty hãy để nhân viên tự đề ra mục tiêu, sau đó cùng nhau thảo luận để có sự thống nhất và có sự điều kịp thời các mục tiêu đã đề ra.

Giám sát quá trình thực hiện mục tiêu và hỗ trợ đào tạo

Xác định những nguồn lực hỗ trợ, hãy yêu cầu nhân viên tự viết ra mục tiêu của họ nhưng hãy cung cấp cũng như hướng dẫn cho họ cách sử dụng nguồn lực hoặc có những nguồn lực hỗ trợ để họ có thể hoàn thành được mục tiêu đã đề ra. Khi bạn xác định được nguồn lực hỗ trợ bao gồm cả sự hỗ trợ từ chính bạn sẽ giúp tạo sự tự tin cho nhân viên khi họ thực hiện mục tiêu. Đồng thời phải đảm bảo tính thực tế, khả thi của mục tiêu.

Có sự giám sát quá trình làm việc và thực hiện mục tiêu của nhân viên. Việc thiết lập mục tiêu cho nhân viên không chỉ là việc đề ra trên bàn giấy mà nó cần phải được xây dựng và thực hiện, có kiểm tra, giám sát và hỗ trợ kịp thời. Khi bạn giám sát, kiểm tra thường xuyên hiệu quả làm việc của nhân viên sẽ giúp quản lý được mục tiêu và có những điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời cho nhân viên.

Có sự phản hồi. Trong lúc hỗ trợ người quản lý và nhân viên phải có sự phản hồi thông tin qua lại về cách thức làm việc của nhân viên. Phản hồi thường xuyên giúp cho nhân viên nhận ra được điểm mạnh và điểm yếu của họ trong khi thực hiện công việc và biết cách tự điều chỉnh cho phù hợp.

Đào tạo và hướng dẫn cho nhân viên hoàn thành tốt công việc vì không phải nhân viên nào cũng có đủ những kỹ năng, khả năng để thực hiện tốt công việc. Khi bạn xây dựng được mục tiêu cho nhân viên, trong quá trình kiểm tra, giám sát việc thực hiện công việc. Hãy tạo điều kiện cho nhân viên tham gia vào những chương trình đào tạo để trang bị cho họ những kỹ năng cần thiết, cung cấp các nguồn lực để giúp họ hoàn thành mục tiêu nhanh chóng.

Đánh giá mục tiêu của nhân viên một cách tổng quát, để xem nó có phù hợp với khả năng của nhân viên không và đảm bảo được việc thực hiện mục tiêu là khả thi. Thiết lập mục tiêu làm việc cho nhân viên hiệu quả để giúp người quản lý hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Thiết lập mục tiêu hiệu quả còn giúp bạn loại trừ được những phản ứng bất lợi và làm cho nhân viên phát huy được vai trò và sự nhiệt tình trong công việc.

KỸ NĂNG QUẢN LÝ CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO GIỎI

Xem thêm nhiều bài chia sẻ về quản lý nhân sự tại: viecoi.vn

Viecoi.vn: Đăng tin tuyển dụng miễn phí

Đăng ký tài khoản tuyển dụng nhanh tại đây

 

Từ khóa:

Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề Kiểm Soát Công Việc Khả Năng Phán Đoán Quản Trị Phẩm Chất Nhà Lãnh Đạo Nhà Lãnh đạo nhà lãnh đạo giỏi

Người khác đã xem

Nhiều người đọc

1

NHỮNG THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ NHÂN SỰ

Công việc quản lý nhân sự không hề dễ dàng gì, nhất là khi nguồn nhân lực còn yếu kém. Người quản lý nhân sự chưa được chuyên nghiệp.


2

Chuyên viên tuyển dụng cần kỹ năng gì?

Nhân sự chính là tài sản lớn nhất và quan trọng nhất của công ty, kinh tế càng phát triển sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt, vai trò của chuyên viên nhân sự trong công ty càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.


3

HỒ SƠ CÔNG VIỆC LÀ GÌ? CÁCH VIẾT MỘT HỒ SƠ CÔNG VIỆC HAY

Hồ sơ công việc, còn được gọi là mô tả công việc, tóm tắt các chi tiết của một vị trí. Một mục tiêu chính của hồ sơ công việc là giúp người quản lý tuyển dụng xác định liệu các ứng cử viên có phù hợp với vị trí hay không. Hồ sơ công việc là một công cụ được sử dụng bởi các chuyên gia nguồn nhân lực để mô tả đầy đủ các chức năng liên quan đến vai trò việc làm cá nhân. Nó cũng vạch ra các tiêu chuẩn và trình độ giáo dục cần thiết cho một vị trí. Hồ sơ công việc có thể giúp các nhà quản lý nhân sự


4

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP LÀ GÌ? CÁC YẾU TỐ XÁC ĐỊNH ĐỂ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP?

Chuẩn mực đạo đức của công ty cũng là một trong những yếu tố xác định đạo đức nghề nghiệp. Khi một công ty phát triển lớn hơn, tiêu chuẩn của đạo đức có xu hướng tăng. Bất kỳ hành vi phi đạo đức hay hành vi gây nguy hiểm cho danh tiếng, hình ảnh công đều được lên án gay gắt. Do đó, hầu hết các công ty đang rất thận trọng trong vấn đề này. Họ ban hành hướng dẫn cụ thể cho cấp dưới của họ liên quan đến các công việc cụ thể tại công ty.


5

PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI NHẬT

Bạn có biết nơi nào chỉ dành cho những con người làm hết sức chơi hết mình không, tôi biết có một nơi mà ở đó là những con người làm việc chăm chỉ, sáng tạo suốt cả ngày nhưng không hề than phiền về điều đó, một phong cách làm việc riêng đã tạo nên nền văn hóa doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới, bạn đã từng nghe đến cái tên Honda, Toyota, Missushita…


6

MỨC LƯƠNG CÓ PHẢI LÀ YẾU TỐ ĐẦU TIÊN THU HÚT NHÂN TÀI?

Trong môi trường kinh kinh doanh mà tính cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, nhân tố con người ngày càng trở nên quan trọng, vì vậy mà các doanh nghiệp phải có những chính sách để có thể thu hút được nhân tài, giữ chân được họ cống hiến cho công ty, điều đó không hề dễ dàng nếu như không có chiến lược cụ thể.


7

HỌC HỎI PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI NHẬT

Nói đến tác phong làm việc chắc chắn các bạn sẽ nghĩ ngay đến người Nhật, không phải tự nhiên mà người Nhật được cả thế giới xem trọng tác phong làm việc của họ, vậy điều gì đã giúp họ thành công như thế.


8

ĐẠO ĐỨC LÀM VIỆC NƠI CÔNG SỞ

Nơi công sở là một tập thể gắn kết với nhau trong công việc và hoạt động chung của công ty đơn vị đó, vì thế sự tôn trọng lắng inghe nhau là điều hết sức cần thiết mà người ta gọi đó là “ đạo đức nghề nghiệp nơi công sở “


9

NHỮNG KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM KHI THAM GIA CÔNG TÁC CÙNG ĐỒNG ĐỘI

Ứng xử linh hoạt và cách làm việc hiệu quả cùng đội nhóm sẽ phản ánh tính chuyên nghiệp trong mỗi cá nhân đáp ứng yêu cầu công việc.


10

KHÍCH LỆ TINH THẦN LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN

Không cần phải bỏ ra quá nhiều tiền để động viên, khích lệ nhân viên, nhưng việc nâng cao giá trị của công ty và tôn trọng những giá trị của nhân viên là điều cần thiết vì nhờ có nhân viên mà doanh nghiệp mới có thể thành công. Người lãnh đạo biết cách động viên, khích lệ sẽ giúp cho việc kinh doanh thuận lợi hơn.


 

Gợi ý việc làm